Gốm Bát Tràng – Tinh hoa văn hóa Việt

Nguồn gốc của gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Lúc này , 5 dòng họ làm nghề gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên (nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã quyết định đưa các nghệ nhân làm gốm và gia đình dời làng di cư về kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Đến Bạch Thổ phường thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An (nay là xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) – nơi có nguồn nguyên liệu tốt để làm đồ gốm là đất sét trắng, 5 dòng họ đã kết hợp với dòng họ Nguyễn ở đây mở lò sản xuất gốm, lập nên làng gốm Bát Tràng.

Các sản phẩm gốm Bát tràng có cơ hội phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỉ 15 nhờ chính sách của nhà Mạc. Đến thế kỉ 16,17, nền kinh tế giao thương ngày càng phát triển khiến gốm Bát Tràng phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Thế kỉ 18-19, nhà Nguyễn ban hành chính sách hạn chế ngoại thương khiến cho các sản phẩm gốm sứ không còn được xuất khẩu ra thế giới.

Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Quy trình làm gốm sứ Bát Tràng vô cùng kỳ công

Để làm ra đồ gốm, người thợ gốm phải trải qua các khâu: chọn đất, xử lý và pha chế đất, tạo dáng tạo hoa văn, phủ men, kinh nghiệm truyền từ các nghệ nhân làm gốm thế hệ trước của làng gốm sứ Bát Tràng là “Nhất xương nhì da thứ ba dạt lò” nghĩa là đất làm gốm phải bảo đảm độ rắn chắc cho sản phẩm, kế đó là kỹ thuật tạo men, men nâu, men đỏ, men xanh lam, men rêu, men rạn… Cuối cùng người thợ gốm phải có kinh nghiệm trong khâu nung lò, để có được sản phẩm gốm sứ Bát Tràng như ý và không bị hỏng hay bị lỗi.

Quy trình sản xuất gốm sứ Bát Tràng

  • Sơ chế đất: Trước khi làm gốm, người thợ sẽ chuẩn bị 3 – 4 loại đất khác nhau cùng với một số loại đá như: thạch anh, tường thạch, được cho vào máy trộn trừ 12 – 24 tiếng, sau đó phần đất được trú ra sẽ được ủ từ hai tuần đến một tháng.
  • Tạo hình sản phẩm: Đất sau khi được ủ kỹ sẽ được pha loãng và đổ vào những chiếc khuôn thạch cao có hình dáng của sản phẩm. Sau nửa tiếng phần hồ thừa được loại bỏ và giữ lại phần đất ôm sát bên trong khuôn, tiếp theo đó các nghệ nhân sẽ gọt rửa cắt tỉa, để tạo ra những sản phẩm đẹp nhất, ưng ý nhất. Họ sẽ dùng những chiếc dao thô sơ để chỉnh dáng sản phẩm, công đoạn này còn gọi là tiện, sau khi sản phẩm đã được tiện xong, các bộ phận của sản phẩm sẽ được lắp ghép tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, bằng cách dùng chất hồ để gắn chặt lại. Đặc trưng của gốm sứ Bát Tràng có lẽ là việc trang trí thủ công tinh xảo, các nghệ nhân rất tỉ mỉ để làm nên những sản phẩm gốm đẹp nhất.
  • Đưa sản phẩm vào những lò ga để nung. Chỉ cần từ 8-12 giờ trong lò nung, những sản phẩm bằng gốm sẽ phải trải qua nhiệt độ từ 1180 độ C đến 1280 độ C.

Người thợ gốm Bát Tràng quan niệm, sản phẩm gốm không khác gì một cơ thể sống, do có sự kết hợp hài hòa của ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ và trong đó còn mang lại cả yếu tố tinh thần, sự sáng tạo của nghệ nhân làm gốm. Tất cả hòa vào nhau tạo thành bố cục màu sắc thanh thoát cùng với sự tinh tế của nghệ nhân làng gốm sứ Bát Tràng.

Gốm Bát Tràng – Tinh hoa văn hóa Việt

Phin cà phê gốm ly lọc trà gốm Bát Tràng
 Giữa xã hội hiện đại với những giá trị tiện lợi và nhanh chóng, gốm Bát Tràng vẫn giữ và chung thủy với những sản phẩm gốm sứ thủ công như là máu thịt, là hơi thở của các nghệ nhân. Dòng mạch này vẫn chảy mãi và được khơi thông từ hàng trăm năm trước cho đến nay, mang theo dấu ấn thăng trầm của lịch sử, kể bao câu chuyện trong từng nét vẽ thủ công thể hiện suy nghĩ, ý chí, nguyện vọng của mỗi thế hệ. Vì thế, các nhà khảo cổ học luôn tìm thấy những giá trị lịch sử lớn lao trong mỗi sản phẩm gốm sứ truyền thống.

Quà Tặng Tết 2023

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, giữa cuộc sống đương đại nhiều sôi động, làng gốm sứ Bát Tràng vẫn giữ nguyên được nét đẹp, nét tinh hoa vốn có. Những sản phẩm ấy được sinh ra và phát triển trên lãnh thổ Việt Nam, được thổi vào đó tâm hồn của dân tộc Việt. Chúng là một nét đẹp về truyền thống văn hóa, là tinh hoa của dân tộc đã lưu truyền từ đời ông cha gửi gắm đến ngày nay. Bát Tràng xứng đáng là niềm tự hào về sự sáng tạo và trí tuệ của người dân Việt.

Mỹ Nghệ Việt – chuyên cung cấp các sản phẩm gốm Bát Tràng

Mỹ Nghệ Việt với hơn 10 năm hoạt động, chuyên cung cấp các sản phẩm gốm Bát Tràng cao cấp. Các sản phẩm của chúng tôi đa dạng từ mẫu mã đến màu sắc, hoa văn. Hiện tại, Mỹ Nghệ Việt đang cung cấp các dòng sản phẩm chính sau đây:

  • Bộ Bình Trà
  • Bộ Bàn Ăn
  • Ly Sứ
  • Phin Cà Phê
  • Lọ Hoa

lọ hoa

Mỹ Nghệ Việt cam kết các sản phẩm được làm TRỰC TIẾP từ các làng nghề truyền thống của Việt Nam: đáp ứng Quy chuẩn của Mỹ Nghệ Việt, chế tác tinh xảo, chất lượng thật, chắc chắn không phải hàng giả, hàng nhái, không phải hàng nhập kém chất lượng từ nước khác.

Bạn có thể xem thêm các sản phẩm khác của chúng tôi tại đây

Hoặc trang Facebook của chúng tôi tại đây. 

Xem thêm quà tặng Gốm sứ Tại Đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0903 754 715